Chùa Yên Phú - Hà nội

Năm 40 đầu Công Nguyên

Chùa Yên Phú nằm cách trung tâm TP. Hà Nội 18km về phía Nam, ngay sát Quốc lộ 1A. Ngoài giá trị lịch sử khoảng 2000 năm tuổi, đây còn là ngôi chùa đặc biệt, bởi người đầu tiên trụ trì chùa lại là một ni sư, ni sư Phương Dung. Chính bà cũng là một trong những nữ tướng đã chiêu mộ, tập hợp hàng ngàn binh lính quanh vùng tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, góp sức đánh tan quân tướng Thái thú Tô Định (Nam Hán).

Tọa lạc tại xã Liên Ninh, Thanh Trì (TP. Hà Nội), chùa Yên Phú xưa có tên gọi là Thánh Vân Cổ tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự. Tuy nhiên, người dân nơi đây vẫn quen gọi theo tên làng là chùa Yên Phú. Theo một số tài liệu ghi chép, trong chùa có 23 bản sắc phong qua các đời vua và cuốn Thần phả do Đông các Đại học sĩ Hàn lâm Lễ viện soạn thảo niên hiệu Hồng Phúc năm thứ nhất (năm 1572).

  • Ngày 20-11-2011

    Ngày 20-11-2011 Chùa Yên Phú khánh thành

    Ngày 20-11-2011 Chùa Yên Phú khánh thành

  • Năm 2008

    Khởi công xây dựng lại chùa Yên phú

    Chùa Yên Phú được xây dựng lại dưới công sức của Thượng tọa Thích Thọ Lạc cùng phật tử thập phương đóng góp

  • Hiện nay

    Hiện nay trụ trì của Chùa là Thượng tọa Thích Thọ Lạc

    Hiện nay trụ trì của Chùa là Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng Ban Văn Hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt nam

  • Từ năm 1946 đến 1954

    Chùa là cơ sở cho cách mạng

    Chùa được sử dụng làm nơi nuôi giấu cán bộ

  • Giai đoạn kháng chiến 1945

    Trụ trì là Sư Cụ Thích Đàm Nghi

    Trụ trì là Sư Cụ Thích Đàm Nghi

  • Kháng chiến chống quân Thanh năm 1789

    Quang Trung đã chọn nơi đây làm nơi tập kết quân chuẩn bị đánh trận Ngọc Hồi.

    Kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 Quang Trung đã chọn nơi đây làm nơi tập kết quân chuẩn bị đánh trận Ngọc Hồi.

  • Phúc Thái năm thứ 5

    Phúc Thái năm thứ 5 - sắc phong ghi nhận công đức

    Sau này, cả hai người con nuôi của bà cũng được thờ tại chùa Yên Phú. Cùng với thời gian, các triều vua phong kiến Việt Nam cũng đã ghi nhận công đức này qua 23 bản sắc phong, bản cổ nhất thuộc niên hiệu Phúc Thái năm thứ 5 (1647) và gần đây nhất là thuộc niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924).

  • Năm 41 đầu Công nguyên

    chiêu mộ hàng ngàn binh lính lên đường, nguyện đứng dưới cờ nghĩa của Hai Bà Trưng giết giặc trả nợ nước

    Năm 41 đầu Công nguyên, bà Phương Dung cùng hai người con nuôi là Trung Vũ và Đài Liệu đã chiêu mộ hàng ngàn binh lính lên đường, nguyện đứng dưới cờ nghĩa của Hai Bà Trưng giết giặc trả nợ nước.

  • Năm 40 đầu Công Nguyên

    Sư bà Phương Dung lập lên Thanh Vân cổ tự

    Năm 40 đầu Công Nguyên, tức cuối thời Vua Hùng Vương thứ 18, cô gái trẻ Phương Dung (phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam) trong một lần cùng ba mẹ mình tới châu Thường Tín - Thăng Long (nay là Thanh Trì - Hà Nội), khi qua đầu làng thấy ngôi chùa Yên Phú cảnh đẹp phong quang, duyên lành bay toả, cô đã quyết định ở lại chùa hương khói phụng thờ, sớm tối tụng kinh niệm Phật và đặt tên chùa là Thanh Vân cổ tự. Điều này cho thấy, ngôi chùa Yên Phú đã được xây dựng từ trước đó và thuộc loại chùa cổ nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam với niên đại khoảng 2.000 năm. Và bà Phương Dung chính là vị sư tổ của chùa Yên Phú.